Quế là một loại gia vị rất phổ biến tại Việt Nam và được bày bán rộng rãi tại các khu chợ và siêu thị. Quế không chỉ thơm ngon, mà còn có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, có một sự thật là rất ít người Việt biết rằng thực ra có hai loại quế: Ceylon và Cassia. Cả hai loại về cơ bản là giống nhau nhưng một loại có chứa độc tố có hại nếu ăn quá nhiều. Và sau khi đã tìm hiểu rõ ngọn ngành bạn sẽ hiểu vì sao mình nên chọn quế Ceylon cho gia đình và bản thân.
Quế là gì?
Quế là một loại gia vị được làm từ vỏ của một loại cây được gọi là chi quế (Cinnamomum).
Các mảnh vỏ bên trong được sấy khô cho đến khi chúng cuộn lại thành hình tròn là các cuộn quế, hay thường gọi là thanh quế. Sau đó chúng có thể được nghiền thành bột hoặc chiết xuất. Nét độc đáo của loại gia vị này đến từ tinh dầu và hương thơm của quế, đặc biệt là ở chất cinnamaldehyde. Chất này giúp quế có hương vị và mùi thơm riêng, đồng thời cũng góp phần tạo ra nhiều giá trị sức khỏe cho quế.
Lợi ích sức khỏe của quế
- Kiểm soát lượng đường trong máu: Quế được sử dụng rộng rãi không chỉ để kiểm soát lượng đường trong máu mà còn làm giảm mức cholesterol, huyết áp và ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến bệnh đái tháo đường. Đối với bệnh đái tháo đường typ 2 và tiền đái tháo đường, quế giúp lượng đường huyết không tăng nhiều sau bữa ăn. Quế có tác dụng làm tăng khả năng tiêu thụ đường trong các tế bào và góp phần điều hòa đường huyết. Một vài chất trong quế giúp các tế bào mỡ nhận dạng và phản ứng tốt đối với insulin.
- Quế giúp giảm nguy cơ béo phì: Béo phì đi kèm với các bệnh hội chứng chuyển hóa có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đái tháo đường. Giảm cân bằng quế là một trong những giải pháp được nhiều người áp dụng. Quế chứa lượng lớn pulyphenol giúp thúc đẩy giảm cân, tăng trao đổi chất cũng như phá vỡ liên kết peptit trong cơ thể.
- Tốt cho người mắc bệnh thoái hóa thần kinh: Cin trong quế được chuyển hóa thành chất chuyển hóa natri benzoat (NaB) trong cơ thể, NaB này có tầm quan trọng về mặt y học cùng với các chức năng khác, nó cũng làm tăng các chức năng hướng thần kinh có thể có lợi cho những người mắc các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer và chứng mất trí nhớ.
- Cải thiện lưu thông máu trong tử cung: Điều này giúp ngăn chặn việc giảm cung cấp máu trong thời kỳ kinh nguyệt và duy trì khả năng sinh sản và sức khỏe tốt của trứng. Quế cũng có thể giúp cải thiện lưu lượng máu đến tử cung trong thời kỳ mang thai, hơn nữa giúp duy trì lưu lượng máu qua dây rốn để mang lại sức khỏe tốt cho thai nhi.
- Ngăn ngừa chảy máu: Quế không chỉ giúp cải thiện nguồn cung cấp máu khi cần thiết mà còn có thể hoạt động như một chất đông máu và ngăn ngừa chảy máu.
- Quế tốt cho tim mạch: Cinnamaldehyde và axit cinnamic trong quế có tác dụng bảo vệ tim mạch, cùng với đặc tính chống viêm mạnh. Mức cholesterol cao có thể dẫn đến xơ vữa động mạch, là nguyên nhân của các vấn đề liên quan đến tim.
- Cải thiện sức khỏe ruột kết: Cinnamaldehyde trong một số loại gia vị, trong đó có quế giúp ngăn chặn đại tràng khỏi tác hại của các gốc tự do, đồng thời tác dụng ngăn ngừa hóa học của nó giúp ở cấp độ tế bào và giảm nguy cơ ung thư ruột kết.
- Hỗ trợ phòng ngừa ung thư: Một số hợp chất của quế cũng được chiết xuất để điều chế thuốc chống ung thư. Các hoạt động chống tăng sinh của quế có thể có hiệu quả chống lại các tế bào bệnh bạch cầu…
- Giúp kiểm soát bệnh viêm khớp: Quế có đặc tính chống viêm và chống viêm khớp chủ yếu do sự hiện diện của aldehyde cinnamic, axit cinnamic và coumarin. Các hợp chất này có thể giúp giảm sưng và đau liên quan đến viêm khớp vai.
- Ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp: Nhiều loại vi khuẩn và virus là nguyên nhân gây ra các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh và cúm. Hoạt tính kháng khuẩn của quế có thể giúp ngăn ngừa hoặc tiêu diệt mầm bệnh và ngăn ngừa nhiễm trùng. Cinnamaldehyde trong quế cũng có thể giúp giảm kích ứng của các tế bào phổi do hút thuốc lá và do đó, có thể giúp cải thiện đường hô hấp.
Phân biệt quế Cassia và quế Ceylon
Quế Cassia
Quế Cassia được làm từ cây chi quế Cinnamomum, hay còn còn được gọi là quế đơn. Quế Cassia thường có lớp vỏ dày với màu nâu đỏ đậm. Nó cũng có kết cấu thô ráp, sần sùi hơn quế Ceylon. Chúng được trồng nhiều ở Trung Quốc và các nước Đông Nam Á
Quế Cassia được cho là có chất lượng thấp. Nó rất rẻ và là loại được tiêu thụ rộng rãi trên toàn thế giới. Hầu hết các loại quế mà bạn thấy trong siêu thị thì đều là các quế Cassia.
Quế Cassia từ lâu đã được dùng trong nấu ăn và y học cổ truyền Trung Quốc. Khoảng 95% lượng tinh dầu của nó chứa chất cinnamaldehyde, tạo cho nó một vị cay đậm đặc trưng (3).
Tóm lại: Quế Cassia là loại quế phổ biến nhất. Nó có hương vị mạnh hơn quế Ceylon và chứa 95% tinh dầu là cinnamaldehyde.
Quế Ceylon
Quế Ceylon hay còn gọi là quế Tích Lan (tên khoa học là Cinnamomum aromaticum) “quế thật” có nguồn gốc từ Sri Lanka và các tỉnh phía Nam Ấn Độ. Nó được làm từ lớp vỏ trong của cây quế Cinnamomum verum.
Quế Ceylon có màu nâu nhạt và chứa nhiều sợi quấn chặt vào nhau với lớp bao mềm ở ngoài. Những đặc tính này làm cho nó có chất lượng cao và kết cấu đặc trưng.
Quế Ceylon ít phổ biến hơn và từ lâu đã được dùng làm gia vị nấu ăn. Nó khá đắt so với quế Cassia phổ biến.
Quế Ceylon có hương vị ngọt dịu, nhẹ nhàng và phù hợp với món tráng miệng. Khoảng 50-63% tinh dầu của nó có chứa cinnamaldehyde, hơi thấp hơn so với quế Cassia. Điều này giải thích vì sao mùi thơm và hương vị của nó rất dịu nhẹ.
Tóm lại: Quế Ceylon là một loại gia vị có chất lượng và giá trị cao. Khoảng 50-63% tinh dầu của nó chứa cinnamaldehyde, điều này giải thích cho hương thơm và mùi vị dịu nhẹ của quế Ceylon
Nhược điểm của quế Cassia
Quế Cassia chứa chất Coumarin – một chất có thể gây độc hại nếu sử dụng với liều lượng lớn. Ở những loài gặm nhấm, coumarin gây tổn thương tới thận, gan và phổi. Nó thậm chí có thể gây ung thư. Ở người, cũng có một vài sự cố có hậu quả tương tự.
Trên thực tế, mức thu nạp có thể chấp nhận được mỗi ngày (TDI – Tolerable Daily Intake) của coumarin là 0.2mg/lb (0.5 mg/kg) của trọng lượng cơ thể. Nó đã được giảm xuống 0.05mg/lb (0.1mg/kg).
Quế Cassia chứ không phải loại Ceylon là một nguồn chứa rất nhiều chất coumarin.
Quế Cassia chứa khoảng 1% coumarin, trong khi quế Ceylon chỉ chứa khoảng 0,004%, ít hơn tới 250 lần. Mức này quá thấp nên đôi khi thậm chí còn không phát hiện được nó.
Rất dễ vượt mức coumarin cho phép nếu bạn dùng nhiều quế Cassia. Trong nhiều trường hợp, chỉ cần từ 1-2 thìa cà phê coumarin có thể làm cho ai đó vượt ngưỡng coumarin cho phép tiêu thụ hằng ngày.
Vì thếm nếu bạn thường xuyên ăn nhiều quế hoặc dùng thực phẩm chức năng chứa quế, thì tốt nhất nên dùng quế Ceylon chứ không phải Cassia.
Tóm lại: Quế Cassia chứa rất nhiều coumarin, chất này rất độc hại với hàm lượng lớn. Nếu bạn ăn nhiều quế thì hãy chọn quế Ceylon để an toàn hơn.
Thông điệp cho bạn
Cả hai loại quế Ceylon và Cassia đều có lợi cho sức khỏe và hương vị thơm ngon.
Tuy nhiên, nếu có ý định dùng loại gia vị này với lượng lớn hoặc dùng nó như là một loại thực phẩm chức năng thì quế Cassia có thể rất độc hại bởi vì nó chứa hàm lượng lớn coumarin.
Cuối cùng thì quế Ceylon vẫn có chất lượng tốt hơn và an toàn hơn.